– Biến dạng ngôn ngữ
Bán cầu não trái điều khiển về khả năng điều khiển và khả năng ngôn ngữ, bán cầu não phải điều khiển khả năng cảm nhận của thị giác. Chính vì điều này nên bệnh nhân đột quỵ nếu bị tổn thương bán cầu não trái thì di chứng đột quỵ sẽ tổn thương khả năng ngôn ngữ, biểu hiện đặc trưng là hiện tượng nói lắp, nói ngọng, khó diễn tả những gì muốn nói với người xung quanh.
– Méo miệng 
Hiện tượng này do dây thần kinh số 7 bị chèn ép gây tê liệt và yếu cơ mặt. Với di chứng này bệnh nhân không những bị méo miệng gây khó khăn trong khi nói mà còn làm cho mặt bệnh nhân bị biến dạng so với ban đầu.
– Viêm phổi
Khi bệnh nhân nằm một chỗ việc ăn uống phụ thuộc vào người nhà, bên cạnh đó vấn đề nhai nuốt của bệnh nhân cũng gặp khó khăn, vì vậy bệnh nhân tai biến hay bị sặc. Đó cũng chính là nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở người bệnh. Khi cho người bệnh ăn người nhà nên chú ý cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, không ép, lúc ăn nên kê gối cao và để tư thế đó khoảng 1 giờ sau ăn.
– Viêm tiết niệu
Tình trạng này do di chứng đột quỵ gây tổn thương cơ tròn và không có khả năng điều khiển việc đại tiểu tiện. Bên cạnh đó việc vệ sinh cho bệnh nhân của người nhà không đúng cách cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu của bệnh nhân.
– Liệt toàn thân hoặc nửa người dẫn đến loét da do nằm lâu, ít vận động
Như chúng ta đã biết, bán cầu não bên phải chi phối nửa bên trái cơ thể và nửa bán cầu bên trái chi phối nửa bên phải cơ thể. Vì vậy khi tổn thương bán cầu đại não sẽ gây liệt hoàn toàn bao gồm cả cơ mặt, còn nếu tổn thương bán cầu não bên phải sẽ gây liệt nửa người bên trái và ngược lại.
Điều này làm cho các vị trí ở xương cụt, lưng, gót chân và vai sẽ bị loét da do tỳ đè. Điều này làm cho vùng da tỳ đè bị loét. Thông thường là ở xương cụt, vai, lưng và gót chân.
1. Phương pháp điều trị di chứng sau tai biến
Để cải thiện di chứng và phòng ngừa đột quỵ tái phát, việc tuân theo một chế độ sinh hoạt, luyện tập và dinh dưỡng hợp lý là những yếu tố rất quan trọng góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả phục hồi.  
Sau đây là một số thông tin cần thiết về phương pháp điều trị phục hồi và chế độ dinh dưỡng dành cho người đang chăm sóc bệnh nhân.
– Tập luyện
Đối với bệnh nhân sau tai biến, điều trị phục hồi là phương pháp trị liệu giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động do di chứng của bệnh để lại.
Điều trị phục hồi sẽ giúp bệnh nhân sống tương đối độc lập hơn, tự chăm sóc và hòa mình với xã hội tốt hơn.
Phương pháp điều trị phục hồi có thể thực hiện ngay sau khi bệnh nhân thoát khỏi từ khi còn ở bệnh viện sau khi sức khỏe đã ổn định và tiếp tục tại gia hoặc tại các trung tâm điều trị phục hồi trong một thời gian.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, cần có một kế hoạch cụ thể về giờ giấc tập luyện hằng ngày. Cố gắng để người bệnh tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. sẽ tốt hơn nêu gia đình có điều kiện nhờ một nhân viên vật lý trị liệu hướng dẫn bệnh nhân tập luyện tại nhà hoặc đến các trung tập điều trị phục hồi.  
Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
– Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng sau tai biến mạch máu não, cần đảm bảo ăn đủ chất và cân đối.
Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu, như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Tránh các thức ăn to, cứng, nóng dẫn đến khó nuột hoặc dễ hóc sặc. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối ở bệnh nhân khi đã ổn định (7-14 ngày sau tai biến), có thể ăn bằng đường miệng hay nuôi qua ống thông dạ dày, cần được bổ sung bữa ăn nhiều chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa…)
Trong khẩu phần cần cung cấp đủ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bổ sung vitamin C (có nhiều trong nước ép cam, bưởi; các loại trái cây và quả như kiwi, dâu, cà chua); Vitamin E (có nhiều trong hạt hướng dương, hạt dẻ, đậu phộng)…
2. Phòng ngừa tái phát
Tai biến mạch máu não là bệnh khả năng tái phát cao, nếu điều trị tai biến mạch máu não không đúng cách sẽ làm căn bệnh này bị tái phát trở lại và gây những biến chứng nặng nề như liệt nửa người, liệt toàn thân, thậm chí còn có khả năng bị tử vong do tai biến mạch máu não tái phát quá nhanh.Do đó, người bệnh cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông.Tránh tắm khuya và tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…Bên cạnh đó có thể sử dụng phương pháp trị liệu để chữa trị như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu đây được xem là hi vọng mới cho những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh và khắc phục những di chứng do bệnh để lại. Đây là phương pháp rất tốt và đem lại hiệu quả cao.
Theo y học cổ truyền, để phòng và điều trị tai biến mạch máu não cần phải căn cứ vào các nhóm bệnh từ đó mới có thể có những bài thuốc liệu pháp chữa trị phù hợp đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Dựa trên các bài thuốc lâu đời từ ngàn xưa để lại như thủy ngưu giác, đào nhân, hoàng bá, hòe hoa, đan sâmcó công dụng: 
Giúp hỗ trợ các liệu pháp điều trị và dự phòng tai biến mạch máu não
– Giúp hỗ trợ phục hồi các di chứng sau tai biến: Liệt, nói ngọng, méo miệng, tê mỏi chân tay…
– Giúp làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch
– Giúp hỗ trợ làm phòng ngừa và làm tiêu cục máu đông hình thành
– Giúp lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc
Thủy ngưu giác (Bubalus bubalis) có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu sưng, giảm đau, giải độc, cầm máu dùng chữa chứng sốt cao, hát cuồng, chứng tâm thần phân liệt
Đào nhân (Prunus persica) có tác dụng ức chế sự đông máu, phá huyết, hành ứ dùng để làm tiêu máu ứ kết thành cục (huyết khối) trong cơ thể
Hoàng bá (Phellodenrdon amurense) có tác dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc, tư âm, giáng hỏa dùng để trị viêm màng não, chữa cao huyết áp, suy nhược tâm thần
 
Hoàng cầm (Scutellaria baicailensis) có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, cầm máu dùng làm thuốc bổ, an thần, chống co giật, hạ sốt, trị rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, động kinh, múa giật.
                    
Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) có tác dụng giãn mạch, lợi tiểu, hạ huyết áp, bổ khí, thăng dương, giải độc dùng để chữa nhũn não, toàn thân suy nhược, khó thở, ngắn hơi, kém ăn, miệng khô, tim đập nhanh, hồi hộp, mặt xanh vàng, mồ hôi nhiều, sốt                                                               
Địa long (Pheretima asiatica) có tác dụng thanh nhiệt, bình can, thông kinh lạc, lợi tiểu, hạ áp, làm tiêu cục máu đông  dùng để chữa tai biến mạch máu não (trúng phong), chữa cao huyết áp và các di chứng sau tai biến mạch máu não
 
Hòe (Saphora japonica) có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, chống kết tập tiểu cầu, làm ền ành mạch, hạn chế xuất huyết chảy máu não, giảm khả năng sinh ra các túi phình là nơi xung huyết dễ vỡ.
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng lưu thông máu, trục huyết ứ, tiêu sưng, giảm đau, thanh tâm trừ phiền làm đầu óc thanh thản dùng để điều trị bệnh tim mạch, viêm mạch tạo huyết khối nghẽ và huyết khối tắc mạch máu não, chữa di chứng ở não 
                  
Xuyên khung (Ligusticum wallichii) có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau, ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu dùng trị tắc mạch máu não, trị xơ cứng động mạch
     
Nam dương sâm (Polyscias fruticosa) có tác dụng tiêu sưng, viêm, giải độc, bổ huyết dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi
                               
Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides) có tác dụng làm mát phổi, mát thận, hạ nhiệt, trừ phiền, chỉ khát, tăng tân dịch, hạ sốt, an thần, lợi tiểu, trị các chứng sốt cao, co giật hôn mê, huyết áp cao, nhức đầu, hoa mắt, khó ngủ  
                                                               
Chuyên gia tư vấn tâm lý lưu ý, người bệnh trong giai đoạn này trải qua cú sốc tinh thần vì có cảm giác trở thành vô dụng, buông xuôi, trầm cảm, không có động lực cũng như nghị lực để vươn lên. Vai trò của người thân lúc này là rất quan trọng. Bên cạnh việc chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ người bệnh tập luyện, khuyến khích người bệnh tự làm, tự chăm sóc bản thân, cần thường xuyên động viên, bày tỏ sự quan tâm để người bệnh mau chóng phục hồi. 
Theo Phương An
2 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x