Tai biến mạch máu não – đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch). Tùy mức độ người bệnh gặp phải các bác sĩ sẽ có hướng can thiệp bằng thuốc điều trị tai biến mạch máu não hoặc các biện pháp phẫu thuật khác.
Nhồi máu não (chiếm 85%): Nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.
Xuất huyết não (chiếm 15%): Bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ, cứ mỗi 45 giây trôi qua, trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ. Và cứ 3 phút trôi qua, thế giới lại có một người tử vong do đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong.
Nếu như trước đây, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên thì hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm.
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới chứng TBMMN, trong đó có tới 50% tử vong. Trong số 50% bệnh nhân TBMMN sống sót có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% di chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng, 92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn cần luyện tập phục hồi chức năng.
1. Tai biến mạch máu não là gì ?
– Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não, là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
– Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch).
2. Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não.
– Xơ mỡ động mạch
– Bệnh tim: Tim đập không đều (loạn nhịp, rung nhĩ) hoặc van tim bị hẹp…
– Bệnh mạch máu nhỏ ở người tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm không chữa trị tốt.
– Xuất huyết não – chảy máu não: Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây xuất huyết não.
– Ngoài ra những người trên 55 tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì- thừa cân, lười vận động và bị stress nặng hay thường xuyên đều có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não.
– Các nguyên nhân khác: Dị dạng mạch máu não, thoái hóa mạch máu não, u não, bệnh máu khó đông…
3. Triệu chứng của tai biến mạch máu não.
– Các triệu chứng gồm: méo miệng, yếu, liệt tay chân một bên, tê hoặc mất cảm giác ở một nửa bên thân thể, nói đớ hoặc không nói được, ù một mắt hoặc không nhìn được một bên, lú lẫn, hôn mê. Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói hoặc co giật.
– Phải nghĩ đến đột quỵ ngay nếu một hoặc nhiều triệu chứng kể trên xuất hiện đột ngột, bất ngờ ở một người đang có vẻ rất khỏe mạnh, khi họ đang nghỉ ngơi, đang ngủ hoặc đang làm việc bình thường.
4. Phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não
• Liệu pháp thay đổi lối sống :
– Cai thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn nhiều chất béo, các thực phẩm giàu calo.
– Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp, giảm nguy cơ mắc tai biến mạch máu não.
• Phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc: Tình trạng tăng đông có thể ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch. Điều trị bằng aspirin có lợi trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát cho các bệnh nhân bị nhồi máu não.
• Điều trị rối loạn lipid máu: Kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống.
• Kiểm soát trị số huyết áp: Tăng huyết áp rất hay gặp ở người có tuổi. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch (tai biến mạch máu não, bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên).
• Phục hồi cho bệnh nhân TBMMN và phòng ngừa tái phát
– Để phục hồi cho bệnh nhân sau TBMMN cần phối hợp nhiều liệu pháp: vật lý trị liệu, điều trị nội khoa (dùng thuốc) và cả động viên về mặt tinh thần của gia đình và những người xung quanh.
– Những người từng bị TBMMN cũng đồng thời phải đối mặt với nguy cơ tái phát cao. Cần được kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu và các yếu tố nguy cơ khác như đái tháo đường, hút thuốc lá…
Theo Uy Phong
Mẹ tôi bị tai biến gầm 1 năm nay và giờ không đi được miệng thì méo và nói ko được xin được tư vấn giùm a