Não dễ “quỵ” khi trời lạnh
Thống kê của các bệnh viện cho thấy, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh tăng từ 15% – 30% so với bình thường.
Đề phòng đột quỵ khi trời trở lạnh
Theo GS Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, đột quỵ (tai biến mạch máu não, xuất huyết não) xảy ra khi dòng máu cung cấp lên một phần não bị đột ngột ngưng trệ hoặc khi có một mạch máu trong não bị vỡ. Lúc này, thể tích não bệnh lý tăng nhưng hộp sọ không tăng. Từ đó, hiện tượng chèn ép phần não lành và các trung khu thần kinh thực vật quan trọng làm cho chức năng mạch huyết áp, hô hấp dễ bị thương tổn khiến sự sống của người bệnh như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Đột quỵ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó thời tiết thay đổi, chuyển lạnh được xem là “mối nguy” khởi phát đột quỵ não. Dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch, khiến thành mạch máu bị tổn thương, thậm chí có thể vỡ, gây xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu, đột quỵ đe dọa đến tính mạng.
Đặc biệt, nguy cơ đột quỵ thường tiềm ẩn ở những người cao tuổi do lưu lượng máu qua não ở người già giảm rất thấp, khả năng dự trữ chức năng không còn nhiều, nên khó thích nghi với những thay đổi thất thường của thời tiết. Bên cạnh đó, người có tiền sử cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá…cũng là “miếng mồi ngon” của đột quỵ.
GS Hinh cũng cho biết, một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ là xơ vữa động mạch. Những mảng xơ vữa làm lòng mạch hẹp dần và tắc nghẽn, ngăn cản dòng máu lên não và sự xuất hiện của cục huyết khối gây ra hiện tượng thiếu máu não thoáng qua, thậm chí gây tắc mạch do cục máu đông từ đó gây ra đột quỵ não . Thời gian bị tắc càng lâu thì tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ càng trở nên suy yếu hoặc chết đi, dẫn đến cơn đột quỵ não.
Giải pháp nào giúp giảm nguy cơ đột quỵ khi thời tiết thay đổi
Phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não
Để phòng tránh đột quỵ trong mùa lạnh, GS Hinh khuyến cáo, chú ý giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín gió; tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài; không nên tắm ngay sau khi vừa ở ngoài trời nắng gắt hoặc sau vận động thể lực đổ mồ hôi nhiều. Bên cạnh đó, cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đường huyết, stress…; không lạm dụng rượu bia, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên.
Theo quan điểm thông thường, để khắc phục thiếu máu não thì phải bơm máu lên não càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây ra hiệu ứng ngược vì cục máu đông làm bít hẹp mạch máu não khiến đường đi của máu bị ứ đọng, nếu đưa máu lên nhiều sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch, làm thành mạch có thể bị vỡ gây nguy hiểm cho não.
Do vậy, để ngăn chặn đột quỵ, việc bảo vệ thành mạch không hình thành mảng xơ vữa mới là giải pháp bền vững, an toàn. Nhờ đó sẽ giúp khơi thông dòng máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, ngăn ngừa đột quỵ.
Đối với bệnh nhân đã trải qua tai biến thì việc sử dụng các sản phẩm bảo chế từ thảo dược tự nhiên là giải pháp tối ưu để phục hồi các hoạt động của hệ thần kinh và vận động. Đây cũng là giải pháp có hiệu quả an toàn, ổn định và bền vững hơn cho người bệnh.
Với các vị thuốc Đông y đã được Y học khẳng định hiệu quả đặc biết tốt cho bệnh nhân như Thủy ngưu giác, Đào nhân, Hoàng bá, Hoàng cầm, Hoàng kỳ, Địa long, Đan sâm, Nam dương sâm,… sử dụng sẽ hỗ trợ các liệu pháp điều trị và dự phòng tai biến mạch máu não, giúp phục hồi các di chứng sau tai biến như : Liệt, nói ngọng, méo miệng, chân tay tê mỏi,… Các vị thảo dược trên còn giúp bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa quá trình tiếp cập tiểu cầu hình thành các cục máu đông và giúp lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc hiệu quả tốt hơn.
 Theo Hà Anh
2 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x