đột quỵDịp Tết là thời điểm người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ đột quỵ
Theo ông, thời tiết đóng vai trò ảnh hưởng rất lớn đến người già hay những đối tượng nằm trong diện cảnh giác cao độ với bệnh đột quỵ. Lý do là giáp Tết, thời tiết có sự khác biệt khá nhiều giữa hai miền Nam – Bắc. Trong khi các tỉnh miền Bắc vẫn rét đậm (dưới 15 độ), thì Nam Bộ lại nắng nóng vào ban ngày và lạnh khi đêm và về sáng. Do vậy, với những người phải di chuyển từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại dịp Tết, sẽ cơ thể mệt mỏi hơn khi thường xuyên thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bên cạnh đó, mức dao động nhiệt độ lớn giữa trong nhà và ngoài trời lạnh cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện đột quỵ não. Theo theo thống kê từ một số bệnh viện, mùa lạnh gia tăng bệnh
nhân nhập viện vì đột quỵ từ 15-30%.
Nghiên cứu của Mỹ mới đây cũng cho thấy, thời tiết lạnh, độ ẩm cao và mức dao động nhiệt độ lớn có mối liên hệ mật thiết với các cơn đột quỵ. Cứ tăng thêm 5 độ trong biểu đồ dao động nhiệt độ trong ngày (lấy nhiệt độ cao nhất trừ đi nhiệt độ thấp nhất), tỷ lệ đột quỵ tăng 6%.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam phân tích, thời tiết lạnh giá khiến mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp nên lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặt khác, huyết áp dễ
tăng cao dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch khiến nguy cơ đột quỵ não tăng gấp 4-6 lần. Với người bị xơ vữa động mạch, nguy cơ mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ khiến tính mạng bệnh nhân mong manh giữa lằn ranh sinh tử.
Do lưu lượng máu qua não giảm rất thấp, các chức năng bị suy giảm nhiều nên người cao tuổi thường khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết khiến đột quỵ dễ viếng thăm.
Đột quỵ là bệnh có xu hướng gia tăng theo thời tiết, đặc biệt trong mùa lạnh.
Ngoài yếu tố thời tiết, việc ăn uống, vận động và sinh hoạt thiếu điều độ cũng khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. Theo phó giáo sư Nam, dịp Tết, thói quen sinh hoạt đảo lộn, ăn uống thả ga không chỉ khiến cơ thể phát tướng mà các “vị khách không mời” như đường, cholesterol… cũng thi nhau hỏi thăm dòng máu. Chỉ số đường huyết, mỡ máu tăng cao gây “quá tải” ở động mạch, khiến máu lên não ứ đọng, tắc nghẽn gây ra đột quỵ… Ngoài ra, uống nhiều rượu bia trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp
tăng cao, dễ đưa tới đột quỵ não. Theo khảo sát vừa công bố trên tạp chí Stroke, chỉ cần 2 ly rượu mỗi ngày cũng đủ khiến tỷ lệ đột quỵ lên đến 34%.
Ngoài ra, những ngày Tết là những ngày mà đồng hồ sinh học bị đảo lộn, giấc ngủ bị thay đổi… mất ngủ, thiếu ngủ dẫn tới đau đầu, mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
đột quỵ
Thói quen sinh hoạt trong dịp Tết gây nguy cơ đột quỵ cao
PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM phân tích, năm hết Tết đến, cùng với cường độ lao động gấp gáp, áp lực, tiệc tùng, mất ngủ, đau đầu…làm sản sinh rất nhiều “độc tố” làm tổn thương nội mạc mạch máu khiến thành mạch không còn trơn tru, xuất hiện các mảng xơ vữa khiến dòng máu di chuyển chậm chạp gây ra hiện tượng thiếu máu não thoáng qua. Thậm chí gây tắc mạch, vỡ mạch do cục máu đông khiến não đột quỵ.
Đột quỵ não đứng hàng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ nhất về nguyên nhân gây tàn tật. Sau cơn đột quỵ, có đến 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não…
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam lưu ý, càng vào dịp lễ Tết càng cần cảnh giác với đột quỵ. Trước hết, lưu ý những thời điểm “đen” khiến cơn đột quỵ dễ xảy ra như rạng sáng, nửa đêm, thay đổi nhiệt độ đột ngột. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, những ngày Tết, Bắc Bộ có khả năng xảy ra 3 đợt không khí lạnh. Do đó, cần lưu ý tránh để bị nhiễm lạnh khi du Xuân, chúc Tết.
Ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên là điều không nên lơ là trong dịp Tết. Nên ăn điều độ, ăn ít muối (không quá 5g muối/ngày), hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chất ngọt như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, kẹo ngọt… Hạn chế rượu, bia, thuốc lá; nên ăn nhiều rau, củ, quả…; nên tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe…) 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần; cần kiểm soát chặt chẽ huyết áp, đường huyết, cân nặng.
PGS.TS Vũ Anh Nhị cho hay, để khắc phục thiếu máu não, kiểm soát đột quỵ giải pháp bền vững, an toàn cần bảo vệ thành mạch không hình thành xơ vữa. Do đó cần ngăn chặn nguy cơ gây hại từ gốc tự do. Các nhà khoa học đã tìm ra tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) chứa các hoạt chất Anthocyanin, Pterostilbene được chứng minh có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu làm giảm hiện tượng xơ vữa và ngăn ngừa huyết khối hiệu quả. Nhờ đó khơi thông dòng máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, ngăn ngừa đột quỵ.
Theo Hà Anh
2 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x