1. Chế độ dinh dưỡng
Thực đơn cho người sau tai biến – đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất như protein, chất béo và carbohydrate, chú trọng ăn nhiều cá ngừ, cá hồi, các loại rau củ quả tươi. Khi chế biến thức ăn cho người bị tai biến mạch máu não, không nên dùng nhiều muối, vì khi muối vào máu sẽ hấp thụ với nước làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Món ăn sử đụng cho người bị tai biến cần được nấu kỹ hoặc xắt nhuyễn cho mềm, dễ nuốt. Nên ưu tiên các món có nước. Khi cho người bệnh ăn cần chú ý tránh bị sặc, nôn, dùng muỗng đút từng phần nhỏ thức ăn, đợi bệnh nhân nhai nuốt được rồi mới cho tiếp; nếu di chứng quá nặng phải ăn bằng ống thông, thì nên nhờ hỗ trợ từ nhân viên y tế hoặc những người có chuyên môn.
tai biếnChế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh
Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn. Nếu người bệnh nôn, đầy bụng, thì cần giảm lượng và tốc độ đút để người bệnh hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt nhất.
2. Chế độ nghỉ ngơi
Nên duy trì chế độ ngủ nghỉ điều độ, buổi trưa nghỉ 30 phút, hạn chế làm việc nặng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Giai đoạn sau tai biến, người bệnh không nên di chuyển xa, tốt nhất nên sinh hoạt trong không gian quen thuộc của gia đình, người thân.
Khi ngủ, cần chú ý tư thế nằm của người bệnh. Cụ thể, đầu giường nên cao 30 độ so với đầu, cổ và thân người thẳng nhau, tránh gối cao gập cổ gây khó thở, đồng thời vệ sinh sạch quần áo, tấm trải giường, nệm để tránh nhiễm khuẩn, mang đến không gian ngủ thoải mái cho người bệnh.
Đồng thời, người nhà nên dành thời gian trò chuyện chia sẻ cùng người bệnh để mang đến không khí lạc quan, giúp họ tìm lại niềm vui sống, không nghĩ mình là gánh nặng của mọi người.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi
3. Chế độ vận động phục hồi
Liệt nửa người là một trong những di chứng thường gặp nhất ở người tai biến mạch máu não. Tùy vào mức độ của di chứng, nên xem xét để người bệnh tự tập ở nhà hay đi tập vật lý trị liệu.
Nếu tập ở nhà, mỗi ngày nên để bệnh nhân vận động 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi lại trong nhà hoặc vườn, khi đi cần có người khỏe mạnh bên cạnh để hỗ trợ. Sau khi tập, có thể tiến hành xoa bóp bắp tay, chân để máu lưu thông, phòng ngừa chứng cứng khớp, teo cơ… Nếu bệnh nhân có di chứng nặng, phải nằm liệt thì việc xoa bóp, thay đổi tư thế của bệnh nhân cần được tiến hành thường xuyên hơn để tránh tình trạng teo cơ nặng hơn, đặc biệt là hạn chế được viêm loét, hoại tử da do tì đè…
tai biếnChăm sóc đúng cách bệnh nhân tai biến mạch máu não
 Vận động nhẹ nhàng giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, hỗ trợ máu lưu thông lên não
 4. Sử dụng thảo dược tự nhiên để phục hồi hậu tai biến
Đối với bệnh nhân đã trải qua tai biến thì việc sử dụng các sản phẩm bảo chế từ thảo dược tự nhiên là giải pháp tối ưu để phục hồi các hoạt động của hệ thần kinh và vận động. Đây cũng là giải pháp có hiệu quả an toàn, ổn định và bền vững hơn cho người bệnh. Với các vị thuốc Đông y đã được Y học khẳng định hiệu quả đặc biết tốt cho bệnh nhân như Thủy ngưu giác, Đào nhân, Hoàng bá, Hoàng cầm, Hoàng kỳ, Địa long, Đan sâm, Nam dương sâm,… sử dụng sẽ hỗ trợ các liệu pháp điều trị và dự phòng tai biến mạch máu não, giúp phục hồi các di chứng sau tai biến như : Liệt, nói ngọng, méo miệng, chân tay tê mỏi,… Các vị thảo dược trên còn giúp bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa quá trình tiếp cấp tiểu cầu hình thành các cục máu đông và giúp lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc hiệu quả tốt hơn.
Theo Thùy Dương
2 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x